Email: hiephoidulichgolfvn@gmail.com

Cần xây dựng sản phẩm mới cho du lịch Hà Nội

Du lịch golf ( Golf Tourism ) được hiểu là loại hình du lịch kết hợp giữa hoạt động chơi golf và khám phá, tham quan, nghỉ dưỡng

acfe55f1-0e98-4f8b-869d-b6ca7a2c7cee.jpg (2000×1079)

79aa6150-ea6b-4532-a731-7f72de582596.jpg (960×298)

 

Đó là các lý do khiến nhiều nước xác định du lịch golf là “con gà đẻ trứng vàng” của ngành kinh tế xanh, giải pháp để pháp triển du lịch trong bối cảnh hiện nay. Chúng tôi đã có cuộc đối với với Phó chủ tịch thường trực Hiệp hội Du lịch golf Việt Nam TS.Phạm Thành Trí xung quanh vấn đề này.

 

CHỦ ĐỘNG KHÔI PHỤC DU LỊCH

 

Xin chào TS.Phạm Thành Trí, năm 2019, Hà Nội đón gần 29 triệu lượt khách, trong đó, khách du lịch quốc tế là hơn 7 triệu lượt, tăng 17% so với năm trước; khách du lịch nội địa đạt gần 22 triệu lượt, tăng 8% so với năm 2018. Tổng thu từ khách du lịch ước đạt khoảng 103.800 tỷ đồng, tăng 34% so với năm trước. Liệu đây có phải là bước phát triển tốt nhất của du lịch Thủ đô từ trước đến nay?

TS.Phạm Thành Trí: Chính xác, sau đó Hà Nội từng đặt mục tiêu năm 2020 sẽ đón gần 32 triệu lượt khách, trong đó có hơn 8,2 triệu khách du lịch quốc tế, tổng thu từ khách du lịch đạt hơn 116.000 tỷ đồng nhưng đại dịch Covid-19 xuất hiện đã đảo lộn tất cả.
Mọi việc còn tồi tệ hơn khi năm 2021, Hà Nội chỉ đón 4 triệu lượt khách du lịch nội địa (bằng 53% lượng khách nội địa năm 2020 và bằng 36% kế hoạch đề ra từ đầu năm), khách quốc tế thì không có do chúng ta ngừng bay. Tổng thu từ khách du lịch nội địa ước đạt 11,28 nghìn tỷ đồng (bằng 40% tổng thu năm 2020 và bằng 23% kế hoạch đề ra). Du lịch cùng với vận tải là những lĩnh vực bị ảnh hưởng nhiều nhất của đại dịch Covid-19 và tất nhiên du lịch Hà Nội cũng nằm trong bối cảnh chung đó.
 
41a2d840-d493-4e41-8a32-9c7832184e06.jpg (2000×1476)

 
Hiệp hội nhận định như thế nào về khả năng phục hồi của du lịch Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng năm 2022 và thời gian tiếp theo?
TS.Phạm Thành Trí: Năm tới ngành du lịch Việt Nam sẽ tiếp tục đối mặt với những thách thức, áp lực nhưng khi đã tiêm vaccine đủ liều chúng ta sẽ thích nghi sâu hơn với việc "sống chung với dịch". Trong thời gian tới, khách nội địa vẫn là “bình ô xy” cho du lịch, để có được con số 7 triệu lượt khách quốc tế như năm 2019 thì du lịch Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng phải có những bước đi sáng tạo, có thêm nhiều sản phẩm mới. Phải có nhiều kịch bản khôi phục du lịch khác nhau dựa theo tình hình dịch bệnh và bất cứ tình huống nào Hà Nội đều phải chủ động.
 
SẢN PHẨM DU LỊCH MỚI
 
Phải chăng du lịch golf cũng là một hướng đi mà Việt Nam chúng ta còn chưa khai thác hết tiềm năng, thế mạnh? Liệu du lịch Hà Nội có thể phát triển theo hướng này để thu hút khách quốc tế?
TS.Phạm Thành Trí: Đến giờ Việt Nam vẫn chưa có những công ty du lịch chuyên khai thác du lịch golf. Trong khi các nước như Thái Lan, Malaysia đã hình thành các tour trọn gói giá tốt gắn với du lịch golf nhờ sự vào sự hỗ trợ từ chính phủ, hệ thống cung ứng dịch vụ khách sạn, nhà hàng, lữ hành… thì ở nước ta vẫn thiếu những chính sách tạo điều kiện phát triển golf chuyên nghiệp.
 
Hà Nội hiện nay có 7 sân golf đẳng cấp, các golfer không tiếc những lời khen dành cho các sân như: Long Biên, Kings’ Island Golf, Vân Trì Golf Club, Sân Golf Legend Hill, Sân Golf Hà Nội… Trung bình, giá ngày thường với sân 9 hố là 950.000 VNĐ, mức giá với sân 18 hố là 1.500.000 VNĐ nhưng cũng rất khó kiếm được sân trống.
 
Thời tiết Hàn Quốc từ tháng 12 đến tháng 3 khá lạnh không thể chơi golf, các golfer xứ Kim chi rất muốn sang Hà Nội để chơi golf nhưng gần như các sân của Hà Nội hiện đều full. Chi phí cho 1 tour Golf Tourism của khách Hàn Quốc 7 ngày tại Hà Nội khoảng 3.000 USD, trong đó vào sân golf chỉ 300 USD, còn 2.700 USD là vé máy bay, khách sạn, ăn uống, thế tại sao chúng ta không mạnh dạn đầu tư nhỉ? Thái Lan đang là điểm đến chơi golf của Đông Nam Á với lượng du khách quốc tế chơi golf chiếm 10% lượng khách quốc tế mỗi năm, nhưng ở nước ta, tỷ lệ này rất thấp, chỉ chiếm chưa đầy 1%.
Nếu như lãnh đạo Thành phố nắm bắt được cơ hội thì Golf Tourism cho khách du lịch quốc tế cũng là hướng đi tốt phục hồi du lịch Thủ đô, với đường bay thuận lợi golfer Nhật Bản, Đài Loan cũng muốn đến Hà Nội. Mùa đông năm Nhâm Dần sẽ đầy ắp khách quốc tế đến các sân golf…nếu chúng ta tập trung phát triển loại hình du lịch mới mẻ này.

2b177c3e-c4f2-41a9-afa2-9b8210afb51d.jpg (2000×1224)
 
Để làm được điều đó, Hà Nội cần phải làm gì, thưa tiến sĩ?
TS.Phạm Thành Trí: Theo tôi, có 3 vấn đề cần phải làm, đầu tiên là với nhu cầu chơi golf của người Việt thì hệ thống sân golf của Hà Nội đã quá tải. Theo tính toán của chúng tôi, cuối năm 2022 Hà Nội sẽ có thêm khoảng 10 sân nữa, nhưng như thế vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu. Hiện nay Thủ đô Tokyo có đến 300 sân golf, trong khu vực Thái Lan có trên 400 sân, Malaysia 250 sân…trong khu vực Đông Nam Á, số sân golf của Việt Nam chỉ còn hơn Lào, Campuchia (khoảng 30 sân). Đáng kể nhất là Nhật Bản có hơn 2.400 sân (và 3.000 sân tập), chiếm 50% số sân golf tại châu Á, có 14 triệu golfer, mỗi năm trung bình tăng 1 triệu người chơi mới.

Tiếp theo Hiệp hội Du lịch Golf Việt Nam chúng tôi cho rằng cần có thêm sự liên kết các đơn vị quản lý sân golf với các công ty lữ hành. Hiện nay quan hệ này vẫn lỏng lẻo nên chưa có những sản phẩm du lịch golf đặc sắc, du khách quốc tế còn gặp khó khăn trong việc tìm kiếm thông tin về các tour du lịch gắn với loại hình thể thao này. Chú trọng việc xây dựng các tour du lịch golf thành những “hệ sinh thái khép kín” để bảo đảm yêu cầu phòng, chống dịch Covid-19. 

Để du lịch golf tăng sức hút, Hà Nội nên ghép thêm trải nghiệm làng nghề hoặc du lịch tâm linh trong các tour du lịch golf. Qua đó, vừa tăng thời gian lưu trú của khách, tăng sức thu hút và khai thác tốt tài nguyên du lịch của địa phương.
 
e23edfcb-febb-4469-bc06-386b3e17425f.jpg (2000×1353)

 

PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

 

Hiện đã có hơn 70.000 người Việt Nam và 20.000 người nước ngoài đang sinh sống tại Việt Nam chơi golf, dự kiến số lượng golfer trong tương lai như thế nào thưa ông?

TS.Phạm Thành Trí: Số lượng người chơi golf tại nước ta ngày càng tăng. Với tốc độ phát triển như hiện nay, dự kiến đến năm 2025, Việt Nam sẽ có khoảng 300.000 người chơi golf. Đây là những cơ sở thuận lợi để du lịch golf ở Việt Nam sớm “cất cánh” trên cơ sở khai thác có hiệu quả những tiềm năng, thế mạnh vốn có.

anh-6-tsh.jpg (2000×1317)
 
Liệu phát triển sân golf có làm mất đất nông nghiệp không, thưa Phó chủ tịch Hiệp hội?

TS.Phạm Thành Trí: Trên thế giới và tại các nước châu Á, sân golf thường chỉ được xây dựng ở những nơi mà đất không canh tác được, ở vùng đồi núi, thậm chí trong sa mạc. Ví dụ, Nhật Bản quy định làm sân golf rất nghiêm ngặt, đó là phải xây dựng trên sườn núi, không lấy đất có khả năng canh tác, đất rừng …

Theo chủ trương của Chính phủ, việc cấp phép sân golf phải tuân thủ là không lấy đất nông nghiệp, đặc biệt lấy đất lúa để làm sân golf và nếu có sử dụng đất nông nghiệp thì phải là đất bạc màu (không có khả năng canh tác nông nghiệp hoặc canh tác không hiệu quả).

Tôi và Hiệp hội Du lịch Golf Việt Nam ủng hộ những chính sách quản lý nghiêm ngặt trong việc chuyển đổi tài nguyên đất sang sân golf, quản lý và sử dụng hợp lý tài nguyên nước cho sân golf, kiểm soát chặt chẽ lượng hoá chất và phân bón sử dụng trong các sân golf. Các địa phương cần có những đánh giá cụ thể hơn (quan trắc thường xuyên) về hiện trạng môi trường tại các sân golf đang hoạt động nhằm có những giải pháp giảm thiểu để phát triển bền vững hơn  loại hình thể thao giải trí này.
 
Xin cám ơn ông!
f5b745f7-bfcd-4dfd-a6d0-4b9b0e1b7a8c.jpg (500×76)
Nguồn 
 
 logo.png (260×62)

 

 

Videos

1
Chào mừng bạn đến với VTGA